Trường học hạnh phúc - Lớp học hạnh phúc

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH Tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-PGD&ĐT ngày 29/01/2022 của Phòng GD&ĐT Thành phố Hưng Yên về việc tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19; Trường MN Phương Chiểu  xây dựng Kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG MẦM NON PHƯƠNG CHIỂU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 11/KH-MNPC

 

TP. Hưng Yên, ngày 09 tháng 02 năm 2022

KẾ HOẠCH

Tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường

để phòng, chống dịch Covid-19

 
  

 

Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-PGD&ĐT ngày 29/01/2022 của Phòng GD&ĐT Thành phố Hưng Yên về việc tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19; Trường MN Phương Chiểu  xây dựng Kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Tổ chức cho trẻ em trên địa bàn xã trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ tại trường và các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn xã.

2.Yêu cầu: Triển khai kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của nhà trường và cơ sở giáo dục mầm non; tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, y tế sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra.

II. NỘI DUNG

1. Thời gian, qui mô, lộ trình thực hiện

1.1. Thời gian: Tổ chức dạy học trực tiếp cho trẻ em 5 tuổi tại trường từ ngày 21/02/2022.

1.2. Qui mô, lộ trình thực hiện:

- Tuần từ ngày 07/02/2022: Nhà trường và cơ sở giáo dục mầm non giữ nguyên hình thức đang thực hiện trong việc hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà. Căn cứ vào hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Thành phố, tình hình thực tế và cấp độ dịch tại địa phương, rà soát, đối chiếu với các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, xây dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học và ứng phó khi có ca bệnh. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức việc nuôi dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trực tiếp; xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập công tác phòng, chống dịch và xử lý khi có tình huống cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ  là F0, F1.

- Tuần từ ngày 21/02/2022: Trẻ em mầm non 5 tuổi đến trường, tổ chức

cho trẻ bán trú.

- Tuần từ ngày 28/02/2022: Căn cứ vào hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Thành phố, tình hình dịch trên địa bàn, tổ chức cho trẻ mầm non các độ tuổi còn lại đến trường, cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Phương án tổ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

- Thực hiện nghiêm túc Công văn số 829/PGD&ĐT ngày 31/12/2021 của Phòng Giáo dục Đào tạo về việc thực hiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại trường và cơ sở giáo dục mầm non; tổ chức đón, trả trẻ tại cổng trường, không để phụ huynh học sinh, người lạ vào trong trường; tăng cường tổ chức vui chơi trong nhóm lớp, hạn chế tổ chức hoạt động ngoài trời hoặc bố trí hoạt động lệch giờ giữa các nhóm lớp; tổ chức bán trú cho trẻ đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19; phối hợp với phụ huynh học sinh để thực hiện đón, trả trẻ lệch giờ giữa các lớp nhằm đảm bảo không tập trung đông người trong cùng một thời điểm.

- Lựa chọn, tổ chức dạy học các kiến thức, kĩ năng quan trọng, cần thiết cho trẻ để đảm bảo đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho trẻ vào lớp 1.

- Xây dụng giải pháp hỗ trợ đối với đối với trẻ 5 tuổi không thể đến trường học trực tiếp vì lý do dịch bệnh để trẻ có đủ kiến thức kỹ năng cần thiết chuẩn bị vào lớp 1.

3. Phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tổ chức cho trẻ đến trường

- Thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh, của thành phố về công tác phòng, chống dịch. Căn cứ hướng dẫn, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 406/QĐ-BGDĐT ngày 27/01/2022 về việc phê duyệt Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung) và Sở Y tế tại Công văn 2646/SYT-NV ngày 18/11/2021 về việc hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (văn bản gửi kèm) để đánh giá mức độ an toàn trường học và xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn trường học; xây dựng các phương án, kịch bản xử trí tình huống dịch phát sinh (xuất hiện các ca bệnh F0, F1) trong cơ sở giáo dục trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc:

+ Chỉ tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trực tiếp khi đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch, đảm bảo quy định về hoạt động giáo dục trực tiếp theo các cấp độ dịch. Chuyển sang tổ chức dạy học trực tuyến đối với các lớp ghi nhận có các ca bệnh Covid-19 và các trẻ trong nhà trường có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh Covid-19; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho các lớp học còn lại trong quá trình dạy học trực tiếp.

+ Thực hiện nghiêm qui định, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch, phương án, kịch bản xử lý tình huống xảy ra dịch trong quá trình dạy học trực tiếp; báo cáo, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương để tổ chức khoanh vùng, rà soát, xây dựng kế hoạch điều trị, cách ly đối với các đối tượng ghi nhận nhiễm Covid-19 (F0), đối tượng tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm Covid-19 (F1) trong thời gian tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục.

+ Tổ chức cho trẻ em bán trú đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19.

- Bổ sung các trang thiết bị, vật tư, cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trước và sau khi trẻ đi học trực tiếp trở lại.

- Tổ chức diễn tập công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị trường và cơ sở giáo dục mầm non.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Nhà trường và cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch dạy học trực tiếp, phương án phòng, chống dịch, xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh khi tổ chức dạy học trực tiếp theo các hướng dẫn và quy định hiện hành.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới phụ huynh học sinh kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục để phụ huynh học sinh yên tâm, đồng thuận với kế hoạch tổ chức giáo dục của ngành, của nhà trường cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn; hướng dẫn phụ huynh học sinh thực hiện tốt yêu cầu phòng chống dịch tại gia đình, tại trường, trên đường đến trường và về nhà. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh tài liệu Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung).

- Xây dựng Kế hoạch dạy học trực tiếp, phương án phòng, chống dịch. Xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh khi tổ chức dạy học trực tiếp theo các hướng dẫn và quy định hiện hành.

- Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ công tác phòng chống dịch, để đảm bảo thực hiện kịp thời các hoạt động phòng, chống dịch và chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại.

- Rà soát, bổ sung cơ sở vật chất trong phòng học, phòng chức năng... đảm bảo sẵn sàng tổ chức cho trẻ đi học trực tiếp tại trường và cơ sở giáo dục mầm non. Bố trí đủ số phòng (phòng y tế, phòng cách ly ban đầu, phòng đón tiếp khách đến liên hệ công tác...) đảm bảo sẵn sàng đáp ứng việc xử lý các tình huống phát sinh dịch bệnh. Phối hợp với cơ sở y tế xã triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại nhà trường và cơ sở giáo dục (tổng vệ sinh môi trường, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch và đáp ứng xử lý ban đầu đối với các tình huống dịch bệnh phát sinh).

- Xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập công tác tổ chức đón trẻ trở lại trường học, xử lý các tình huống dịch, đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trong trường học (không huy động trẻ tham gia).

- Báo cáo, đề xuất với Phòng GD&ĐT Thành phố kế hoạch tổ chức dạy học bảo đảm công tác phòng, chống dịch theo điều kiện thực tế của địa phương.

- Khi tổ chức cho trẻ đi học trực tiếp, trường chú trọng thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ; hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân, tổ chức tăng cường các hoạt động nâng cao thể chất phù hợp. Rà soát và phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương có giải pháp hỗ trợ trẻ bị bệnh nền, có hoàn cảnh khó khăn, sống xa cha mẹ...được tham gia học tập đảm bảo thuận lợi và hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19 của trường Mầm non Phương Chiểu./.

 

 

Nơi nhận:

- Sở PGD&ĐT (để báo cáo);

- BGH, Tổ CM

- Lưu VT.

TM. NHÀ TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Lê Thị Sơn

 


Tác giả: Trường Mầm non Phương Chiểu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết